TIẾT 5
THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH
TẠI CÁC TỈNH CAO NGUYÊN
Các tỉnh Cao Nguyên bao gồm: Lâm Đồng, Daklak, Daknong, Gia Lai và Kontum được thành lập vào những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Từ đó, dòng người từ các tỉnh miền Trung vào định cư ở vùng đất mới này ngày một đông. Theo dòng người ấy, chư Tăng cũng có mặt để hoằng truyền chánh pháp, cùng chung cộng khổ với nhân dân từ thời chinh chiến cho đến ngày thái bình.
I. TỈNH LÂM ĐỒNG

Chùa Linh Phước – Đà Lạt
Vào năm Tân Dậu (1921), Hòa thượng Nhơn Thứ từ tỉnh Khánh Hòa lên khai sơn chùa Linh Quang tại thành phố Đà Lạt. Đây là ngôi Tổ đình đầu tiên đánh dấu sự có mặt của Phật giáo tại xứ sở sương mù này. Từ đó, chư Tăng các nơi kế tục đến đây hoằng hóa.
Lạc, Bát Nhã tại thị xã Bảo Lộc; chùa Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Phổ Hiền ở huyện Bảo Lâm; Thượng tọa Thích Thanh Thế(79) khai sơn chùa Thánh Đức ở Đức Trọng v.v...
Từ đó, sự truyền thừa của chư Tăng ngày càng sâu rộng. Một số chùa và các vị tôn túc tiêu biểu như sau:
1. Sự truyền thừa của chư Tăng
1.1. Hòa thượng Chơn Trung–Đạo Thứ–Minh Đức
眞 忠 道 恕 明 德 (1902–1985): Chùa Linh Phước

Hòa thượng Minh Đức
Chùa Linh Phước được Tổng hội Phật giáo Trung phần xây dựng năm 1949 tại Trại Mát, Đà Lạt. Trải qua các đời trú trì: Hòa thượng Thích Minh Thể, Hòa thượng Thích An Hòa, Hòa thượng Thích Quảng Phát và kế đến là Hòa thượng Thích Minh Đức. Năm 1960, Hòa thượng Thích Minh Đức được cử làm trú trì.
Hòa thượng Thích Minh Đức thế danh Nguyễn Khắc Dần, sinh năm Nhâm Dần (1902) tại làng Hiệp Phổ, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Khắc Côn pháp danh Chơn Đạt và thân mẫu là cụ bà Phan Thị Lễ pháp danh Chơn Nghĩa.
Năm 17 tuổi, Ngài đầu sư thọ giáo với Hòa thượng Ấn Kim–
khi truyền pháp, Thượng tọa cho đệ tử xuống chữ Đồng và pháp tự chữ Thông theo bài kệ của dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
(79) Thượng tọa Thích Thanh Thế, pháp danh Đồng Thanh, đệ tử Hòa thượng Thích Trí Hữu tại chùa Linh Ứng, Ngũ Hành Sơn. Thượng tọa hiện cũng trú trì chùa Bảo Tịnh, quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh
khánh thành một công trình nhân ngày kỵ tổ Phổ Thiên, như: Giảng đường, Khách đường, Tăng xá, Pháp bảo, các tượng đài, Bảo tháp v.v..., khiến Vĩnh Minh tự viện trở thành một tòng lâm nổi tiếng với cảnh trí hài hòa u nhã. Từ đó, pháp âm nơi núi rừng Đại Ninh vang xa, nên chư Tăng ni và Phật tử khắp mọi nơi về thọ giáo quy y rất đông. Hòa thượng cũng từng ra đảm nhiệm chức vụ Phó Ban trị sự kiêm Trưởng Ban hoằng pháp Giáo hội tỉnh Lâm Đồng, Hiệu phó kiêm Giám luật trường Cơ bản Phật học Lâm Đồng khóa I và II; đồng thời đi giảng dạy truyền đạt kinh nghiệm giảng sư cho Tăng ni sinh khắp nơi.

Bảo tháp Hòa Thượng Tâm Thanh
|
Đầu năm Quý Mùi (2003), Hòa thượng trao quyền trú trì cho trưởng tử Thích Nguyên Hiền và nhập thất tịnh tu cho đến khi viên tịch vào ngày 13 tháng 2 nhuần năm Giáp Thân (02/04/2004), thế thọ 74 tuổi, Tăng lạp 40 hạ.
Về mặt truyền thừa, Hòa thượng thọ giáo với hai vị Hòa thượng truyền thừa theo hai bài kệ của tổ Liễu Quán và tổ Minh Hải. Về 5 giới thì Ngài thọ pháp dòng thiền Liễu Quán với pháp danh Tâm Thanh. Về thế độ thì Ngài thọ pháp dòng Lâm Tế
|
Chúc Thánh với pháp tự Giải Tịnh. Tuy nhiên, khi truyền pháp, Hòa thượng truyền theo pháp kệ của tổ Thiệt Diệu–Liễu Quán.
1.4. Hòa thượng Như Trực–Trí Giác–Vĩnh Châu
如 直 智 覺 永 珠 (1930–2006): Chùa Linh Thứu
Hòa thượng thế danh Lương Năng, sinh năm Canh Ngọ (1930) tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Thuở nhỏ, Ngài quy y

Hòa thượng Trí Giác
|
với Hòa thượng Chơn Khai–Quang Lý tại chùa Bửu Long nên có pháp danh Như Trực. Về sau, Ngài xuất gia với Hòa thượng Thích Giải Hậu tại chùa Hội Phước, Quảng Ngãi; thọ đại giới năm Tân Sửu (1961) tại chùa Linh Quang nên được Bổn sư phú pháp hiệu Trí Giác. Từ đó, Ngài đảm nhiệm trú trì các chùa như: chùa Long Quang tại tỉnh Kontum (1964–1965); chùa Giác Hoàng tại Lâm Đồng (1966–1969). Năm 1968, Hòa thượng Giải Hậu viên tịch, Ngài về kế nghiệp Bổn sư trú trì chùa Hội Phước. Đến năm 1990, Hòa thượng Thích Quang Lý trú
|
trì chùa Linh Thứu, Đà Lạt viên tịch; Ngài được môn phong cử vào trú trì chùa Linh Thứu. Từ đây cho đến ngày viên tịch, Hòa thượng gắn liền với những sinh hoạt của Phật giáo Lâm Đồng.
Hòa thượng còn là người yêu thích thơ văn nên lấy bút hiệu Vĩnh Châu. Hòa thượng viên tịch ngày 16 tháng 7 năm Bính Tuất (2006).
1.5. Hòa thượng Thích Thanh Từ
釋 清 慈: Thiền viện Trúc Lâm
Hòa thượng Thích Thanh Từ, thế danh Trần Hữu Phước, sinh ngày 14 tháng 7 năm Giáp Tý (1924) tại ấp Tích Khánh, xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long). Năm Kỷ Sửu (1949), Ngài xuất gia với Hòa thượng Thích Thiện Hoa tại chùa Phật Quang, Trà Ôn được Hòa thượng đặt pháp danh là Thanh Từ. Tính theo thứ hệ, Ngài thuộc đời 42 tông Lâm Tế, thế hệ thứ 9 pháp phái Chúc Thánh. Cùng năm, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa–di tại chùa Phước Hậu do Hòa thượng
Năm Quý Dậu (1993), Hòa thượng khai sơn thiền viện Trúc Lâm tại thành phố Đà Lạt và Ngài thường trụ tại đây để hướng dẫn đồ chúng tu học.
Hiện tại, hệ thống dòng thiền Trúc Lâm do Hòa thượng lãnh đạo có trên 20 cơ sở thiền viện khắp Bắc–Trung–Nam và hải ngoại, có vai trò rất lớn trong sự nghiệp hoằng truyền chánh pháp trong ngôi nhà Phật giáo Việt Nam hiện tại.
2. Sự truyền thừa của chư Ni
Trong quá trình phát triển của Ni bộ tại tỉnh Lâm Đồng, có hai ngôi chùa truyền thừa theo dòng Lâm Tế Chúc Thánh, đó là chùa Tuệ Quang và chùa Từ Thuyền.
2.1. Ni trưởng Như Tịnh và chùa Tuệ Quang
Vào năm 1971, Ni trưởng Thích Nữ Như Tịnh thể theo lời thỉnh cầu của đạo hữu Phật tử từ Ni trường Dược Sư, Sài–gòn lên nhận trú trì chùa Tuệ Quang, Đà Lạt. Từ đó, Ni trưởng dần dần kiến tạo chùa Tuệ Quang thành một trú xứ của chư Ni góp phần phát triển Ni bộ tại tỉnh Lâm Đồng.
Ni trưởng Thích Nữ Như Tịnh pháp danh Thị Thanh, tự Hạnh Nguyện, nối pháp đời 42 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 9 pháp phái Chúc Thánh. Ni trưởng là đệ tử của Hòa thượng Như Từ–Tâm Đạt tại chùa Thiên Bình, nhưng xuất gia với Sư bà Diệu Hoa tại chùa Long Quang, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ni trưởng truyền thừa theo pháp kệ của tổ Minh Hải–Pháp Bảo cho đệ tử xuống chữ ĐỒNG và pháp tự là chữ TỊNH.
2. 2. Ni sư Từ Thuần và chùa Từ Thuyền
Vào năm 1975, theo lời chỉ dạy của Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Từ, Ni sư Thích Nữ Từ Thuần từ chùa Từ Thuyền, quận Gò Vấp lên Đà Lạt lập chùa với tên hiệu Từ Thuyền. Từ ngôi chùa mái tôn vách ván, Ni sư từng bước kiến tạo Từ Thuyền thành một ngôi chùa khang trang để tiếp độ nữ lưu, khuyến hóa người vào cửa Phật.
Ni sư Thích Nữ Từ Thuần (1944–1996), thế danh Trần Thị Sáu, sinh năm 1944 tại huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi. Năm 15 tuổi, Ni sư xuất gia với Hòa thượng Thích Pháp Minh tại chùa Từ Phước, Đức Phổ. Sau đó, Ni sư vào tham học tại Ni trường Dược Sư, cầu